Chống thấm composite
- Nguyên lí chống thấm bằng composite
Chống thấm composite là vật liệu không ưa nước, cấu thành từ nhựa nền (keo composite) và vật liệu gia cường (vải thủy tinh). Vì vậy, màng chống thấm composite hình thành có tính chất ngăn cản gần như tuyệt đối sự xâm thực của nước và hoá chất ăn mòn.
- 2. Nguyên liệu- chống thấm bằng composite
Ø 2.1 Keo chống thấm composite
Keo chống thấm composite có bản chất không ưa nước nên khi tạo màng, có khả năng ngăn chặn nước xâm nhập rất hiệu quả. Keo chống thấm này khi được gia cường bằng vải thuỷ tinh và vải tissue sẽ có độ bền cơ, độ bền môi trường cao hơn và tính ổn định cao đối với môi trường khắc nghiệt bên ngoài.
Màng chống thấm composite được sử dụng thuận lợi trong chống thấm tầng hầm (nền, tường), nền khu vệ sinh, chống thấm mái nhà, sửa chữa chống thấm mái tôn bị dột . Chống ăn mòn cho các bể bêtông xử lí nước thải , bể betong chứa hoá chất , bể xi mạ , bể tẩy rửa kim loại , sàn chịu hoá chất , bồn thép chứa hoá chất….
Tuỳ theo ứng dụng :
– Chống thấm : dùng nhựa composite chống thấm
– Chống ăn mòn : dùng nhựa Vinyl Ester ( có khả năng chịu được axit mạnh như : HCl 32% , H2SO4 70% . Kiềm mạnh NaOH 100% ….
Ø 2.2 Vải thuỷ tinh và vải Tissue gia cường chống thấm composite
Vải thuỷ tinh dạng CSM là tập hợp những sợi thuỷ tinh ngắn được bện lại thành tấm và được tẩm phụ gia để thấm keo tốt và kháng hoá chất . Các sợi chop thuỷ tinh đa hướng này góp phần cho màng composite được gia cường theo các hướng và kín kẻ.
Vải tissue là hệ vải thủy tinh siêu mỏng, mềm, đường kính sợi nhỏ (16µm) đã được xử lý bề mặt, có binder (acrylic) liên kết sợi, gia cường cho lớp keo chống thấm khi đưa vào, tạo nên bề mặt có chất lượng cao, chống chịu môi trường ăn mòn, kéo dài tuổi thọ cho lớp chống thấm. Vải thủy tinh dạng tissue tăng độ linh động cao cho màng chống thấm, tạo nên tính đàn hồi, co giãn tốt, chống chịu được những ứng suất gia tăng lên bề mặt chống thấm trong suốt quá trình sử dụng. Hơn nữa, việc sử dụng vải tissue sẽ làm giảm tối đa khả năng hình thành bọt khí trong lòng và trên bề mặt của lớp chống thấm, tạo nên độ bền cơ học cao cho lớp chống thấm, đáp ứng đa dạng các ứng dụng trong chống thấm.
= > – Màng chống thấm composite có độ bền cao nhất sau khi được đóng rắn hoàn toàn.
– Việc điều chỉnh thời gian thi công (gel hóa) nhanh hay chậm có thể thực hiện thông qua lượng chất xúc tác đưa vào, thông thường từ 0.8 – 1% về khối lượng so với keo (khi thi công trong nhà) và khoảng 0.5-0.6% khi thi công trên mái nhà, mái tôn.
– Tuy nhiên để tăng hiệu quả chống thấm , mình nên sử dụng 1 hoạc 2 lớp vải thuỷ tinh CSM 300/450 trước khi dùng lớp vãi tissue cuối cùng.
- Hiệu quả chống thấm bằng composite
– Thi công nhanh, gọn (giảm 2/3 thời gian so với các phương pháp chống thấm thông thường)
– Tương đối dễ sử dụng, áp dụng trên mọi địa hình, kết cấu bề mặt công trình
– Chất lượng cao, chi phí tương đối thấp nên giá thành cạnh tranh
– Ổn định lâu dài, tồn tại theo tuổi thọ công trình
– Ứng dụng cho chống thấm mái nhà, khu vệ sinh, khu hầm và móng, khe lún
– Bảo hành 12 tháng
- Cách thức chung thi công chống thấm composite
– Xử lý sạch, khô bề mặt cần chống thấm
– Phủ lớp mỏng keo composite (có phụ gia) đầu tiên để tạo chân bám
– Phủ keo có chứa vải thủy tinh CSM 300/450 hình thành độ dày màng chống thấm composite.
– Phủ keo và sợi thuỷ tinh siêu mỏng lên, hình thành màng chống thấm bằng composite chất lượng cao.
– Phủ keo và phụ gia bảo vệ bề mặt .
– Xử lý bề mặt cuối cho phù hợp với các yêu cầu tiếp theo.
Liên hệ để được tư vấn nguyên liệu : 0933646012